090.250.7770

  • 41 – 45, Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • support@hawadds.com
Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị cho VPA FLEGT

Ngày 22/5, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) đã tổ chức hội thảo khởi động giai đoạn 1 dự án “Hệ thống Giải trình và Truy xuất Nguồn gốc Gỗ - HAWA DDS” nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành gỗ chuẩn bị đáp ứng với tình hình mới.Vòng đàm phán cuối cùng Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã kết thúc tại trụ sở Ủy ban châu Âu với bản ký tắt “Việt Nam – EU VPA FLEGT” được ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Vụ Phát triển bền vững toàn cầu thuộc Tổng cục Môi trường - Ủy ban châu Âu vào ngày 11/5/2017.
Sẽ không còn chỗ cho gỗ bất hợp pháp
Bà Astrid Schomaker – Trưởng đoàn đàm phán EU cảm ơn thiện chí của Đoàn đàm phán Việt Nam và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm cộng đồng của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên phạm vi toàn thế giới.

EU có mục tiêu ký kết VPA FLEGT với 15 nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ lớn. Với vị thế là một trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng của EU trong Chương trình VPA FLEGT toàn cầu. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ hạn chế, tiến tới chấm dứt việc khai thác gỗ bất hợp pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời bảo vệ, khuyến khích giao thương gỗ và đồ gỗ theo các tiêu chuẩn phổ cập được hai bên cam kết.
Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định bao trùm tất cả các loại gỗ bất kể là gỗ rừng trồng, gỗ từ rừng tự nhiên hay gỗ nhập khẩu, gỗ tịch thu, gỗ từ vườn nhà, trang trại, cây phân tán hay gỗ cao su.
Sau khi Hiệp định được chính thức ký kết và phê chuẩn theo luật pháp của mỗi bên, các lô gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ phải được cấp phép FLEGT theo các điều khoản của Hiệp định.
Với những gì mà hai bên đã ký kết, chắc chắn sẽ không còn chỗ cho gỗ bất hợp pháp tại Việt Nam và tất cả sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU phải là gỗ hợp pháp.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, ngay khi VPA FLEGT được ký kết thành công, sẽ tiến hành xây dựng hệ thống phân loại doanh nghiệp (gọi là OCS). Với hệ thống này, doanh nghiệp sẽ được chia làm hai nhóm. Những doanh nghiệp được vào nhóm 1 sẽ có được sự tin cậy để cấp giấy phép FLEGT. Các doanh nghiệp còn lại sẽ thực hiện giải trình. Kết quả là, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao được năng lực cạnh tranh để có được “chìa khóa vàng” vào thị trường EU kể từ năm 2020.
Chính điều này, cũng sẽ dẫn đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành đồ gỗ như: các chủ rừng, hộ trồng rừng, các nhà nhập khẩu gỗ, các nhà thương mại gỗ, các doanh nghiệp sơ chế gỗ trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào hợp pháp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Hỗ trợ doanh nghiệp bằng Hệ thống Giải trình và Truy xuất Nguồn gốc Gỗ (HAWA DDS)
Nhằm giúp các Hội viên cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong ngành có thể đáp ứng với tình hình mới, với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, từ đầu năm 2017, HAWA đã xây dựng Hệ thống giải trình và truy xuất nguồn gốc gỗ - HAWA DDS (HAWA Due Dilligence System) và dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2020.
Trong giai đoạn 1 (2017 – 2018), dự án sẽ hỗ trợ cho 30 - 50 doanh nghiệp tự nguyện đăng ký. Dự án sẽ tạo dựng một hệ thống hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát hiệu quả giúp doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của Tổng cục Lâm nghiệp để có cơ hội được xếp hạng "Doanh nghiệp loại 1 - tuân thủ tốt pháp luật" khi hệ thống cấp phép FLEGT được triển khai. Bên cạnh lĩnh vực chuyên môn về chế biến và thương mại gỗ, doanh nghiệp còn phải chứng minh sự tuân thủ tốt ở nhiều lĩnh vực khác như: thuế, môi trường, lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm xã hội…
Hệ thống HAWA DDS còn dành cho tất cả các doanh nghiệp chưa có điều kiện để được xếp hạng nhóm 1, không chỉ là các doanh nghiệp chế biến gỗ mà còn là các chủ rừng, hộ trồng rừng, nhà nhập khẩu, thương mại gỗ, doanh nghiệp sơ chế gỗ. Đối với các doanh nghiệp này, toàn bộ thông tin về nguồn gốc gỗ sẽ được xác minh tính hợp pháp. Sau đó, hệ thống sẽ tổng hợp thông tin và dữ liệu liên quan để tự động cung cấp cho nhà sản xuất ngay tại thời điểm mua bán, giúp dễ dàng trong việc giải trình nguồn gốc với các nhà nhập khẩu. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thương mại gỗ nâng cao cơ hội bán hàng. Ngoài ra, công tác thu thập và lưu trữ hồ sơ hợp pháp của gỗ từ những nhà cung cấp tuyến trên (chủ rừng, nhà xuất khẩu gỗ..) cũng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều khi chính những người đó cũng là thành viên của hệ thống. Do vậy, bản thân doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian, và nhân lực cho công tác lưu trữ, chứng minh và xác minh nguồn gốc này.
Thông qua HAWA DDS, HAWA cũng sẽ phấn đấu để giảm được tối thiểu 20 – 30% chi phí chứng nhận nguồn gốc hợp pháp của gỗ, giảm bớt 30 - 40% các thủ tục và tiêu chuẩn phức tạp mà người chủ rừng phải đáp ứng để giúp họ tăng hiệu quả lợi nhuận từ trồng rừng. Đồng thời, hệ thống HAWA DDS cũng sẽ là một môi trường giao thương thuận lợi giúp cho người chủ rừng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trên toàn quốc, thay vì chỉ phụ thuộc vào một số lượng nhất định các công ty thu mua gỗ như hiện nay.
Phòng thông tin - ITPC (Tổng hợp)

Các tin khác

HAWA CHÍNH THỨC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN VỀ GỖ HỢP PHÁP CHO CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI TÊN GỌI HAWA DDS STANDARDS 1.0

Ngày 22/6/2021 vừa qua, thay mặt Ban Chấp Hành HAWA, Chủ tịch Nguyễn Quốc Khanh đã chính thức ký Quyết định số: 11/CV-HAWA phê duyệt và ban hành Bộ Tiêu chuẩn HAWA DDS 1.0 (HAWA DDS Standards 1.0) bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 đối với nền tảng HAWA DDS và tất cả các doanh nghiệp thành viên của nền tảng này.
Rừng cây Teak phủ xanh những mảnh đất khô cằn ở Tây Nguyên

Trong chuyến đi khảo sát từ ngày 1.03 – 4.03.2021, BQL Dự án được tiếp cận với nguồn gỗ Teak Tây Nguyên. Giống như gỗ muồng, cây teak được người Pháp đem về và trồng ở xứ sở này. Trước đây, gỗ teak được trồng một cách tương đối tự phát bởi người dân để làm hàng rào quanh các đồn điền café, hoặc trồng dọc theo một số con đường làm bóng mát. Lên đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hàng gỗ teak mọc theo đường, với những thân cây “một người ôm không xuể”.
Khám phá nguồn gỗ Muồng đẹp và lâu năm tại Tây Nguyên.

Trong chuyến đi khảo sát tại tỉnh Đắk Lắk vừa qua, Ban quản lý dự án HAWA DDS đã tiếp cận với nguồn gỗ muồng được trồng rộng rãi ở địa phương với tuổi đời tương đối cao, đường kính thân cây từ 40cm trở lên.
Thêm một chủ rừng keo lá tràm gia nhập nền tảng HAWA DDS với trữ lượng gỗ hơn 200.000m3

Sau quá trình xem xét và xác minh các thông tin, bằng chứng về nguồn gốc rừng hợp pháp, vào ngày 28/01/2021, Ban quản lý (BQL) dự án chính thức chào đón chủ sở hữu 1.000 hecta rừng keo lá tràm 13 năm tuổi tại khu vực Tây Nguyên tham gia Nền tảng Giải trình & Truy xuất Nguồn gốc gỗ HAWA DDS. Theo tính toán, trữ lượng gỗ mà khu rừng này có thể cung cấp ra thị trường ước tính là 228.466 m3 và trong tình trạng sẵn sàng phục vụ các Doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt Nam.
Các Hiệp Hội Ngành Gỗ Mong Hệ Thống HAWA DDS Sớm Được Đưa Vào Ứng Dụng Rộng Rãi

Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA) sẽ liên kết với các Hiệp hội Chế biến Gỗ ở các tỉnh để giúp các doanh nghiệp sớm sử dụng được Nền tảng HAWA DDS vào việc giải trình & truy xuất nguồn gốc gỗ.
Công Ty Xuất khẩu Dăm Gỗ Lớn Nhất Việt Nam Hăng Hái Tham Gia Hệ Thống HAWA DDS

Vào ngày 16/11/2020, Ban Quản Lý Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS đã có buổi gặp gỡ với Ông Thang Văn Hóa- Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Hào Hưng- một công ty dẫn đầu trong xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất Việt Nam với hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.
HAWA sắp ra mắt Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS - phiên bản 1.0

Vào ngày 11/12/2020, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA) sẽ cho ra mắt Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS - phiên bản 1.0 để giúp các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam chứng minh đầy đủ tính hợp pháp của nguồn gốc các loại gỗ được sử dụng.
Cộng đồng Doanh nghiệp Cao su Chào đón và Gia nhập Hệ thống HAWA DDS

Trong ngày 11/11/2020 vừa qua, ông Đào Tiến Dũng - Trưởng ban Quản lý và Phát triển Dự án HAWA-DDS - đã có buổi giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin Hệ thống Giải trình và Truy xuất Nguồn gốc Gỗ HAWA đến đại diện nhiều doanh nghiệp ngành cao su và một số cơ quan nhà nước tại Hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) trong ngành cao su Việt Nam” được tổ chức bởi Hiệp hội Cao su Việt Nam.