090.250.7770

  • 41 – 45, Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • support@hawadds.com
Ra mắt cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp Việt Nam

Hai sản phẩm Cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp Việt Nam và Bộ chứng từ giải trình cơ bản (BasicDocs) được nhìn nhận là sự chủ động vào cuộc của doanh nghiệp đối với việc xây dựng hệ thống kỹ thuật nền tảng để thực hiện việc giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp cho doanh nghiệp.

Ngày 18/1, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức Hội thảo ra mắt cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp Việt Nam và Bộ chứng từ giải trình cơ bản.

Đây là hai sản phẩm đầu tiên trong khuôn khổ giai đoạn 2 chương trình dự án Giải trình và Truy xuất Nguồn gốc Gỗ (HAWA DDS) do HAWA thực hiện từ nguồn vốn tài trợ bởi FAO. Hai sản phẩm này sẽ phục vụ cho không chỉ các thành viên của HAWA DDS nói riêng mà cả cộng đồng doanh nghiệp trong ngành gỗ nói chung. Với sự trợ giúp của 2 sản phầm này việc tiếp cận và giải trình nguồn gỗ hợp pháp của các doanh nghiệp giờ đây sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

Cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp là một website có địa chỉ là https://gohopphap.com. Tại đây các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm bất kỳ loại gỗ rừng trồng nội địa nào ở độ tuổi thích hợp trên toàn quốc, và có đầy đủ những thông tin để liên hệ trực tiếp với người chủ rừng hoặc các tổ chức có thể thu mua và cung cấp gỗ từ những khu rừng đó.

Ông Đào Tiến Dũng, Trưởng ban quản lý và phát triển dự án HAWA DDS cho biết, với việc có thể kết nối trực tiếp với chủ rừng, Cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn gỗ rừng trồng trên toàn quốc, đồng thời đánh giá được rủi ro trước khi mua gỗ. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn giúp giảm chi phí mua nguyên liệu cho doanh nghiệp do giảm bớt được các khâu trung gian và cũng hỗ trợ cho lâm dân trong việc phát triển cây gỗ lớn.

Còn BasicDocs là bộ biểu mẫu được phát triển dựa trên những chứng từ và tài liệu tối thiểu mà các doanh nghiệp ngành gỗ hiện giờ báo cáo và sử dụng như: “Bảng kê lâm sản, Hợp đồng mua bán, Sổ theo dõi xuất nhập lâm sản…”. Đặc biệt, BasicDocs đưa thêm vào tính năng song ngữ cùng với các kết nối mã số tham chiếu của các chứng từ đầu vào. Qua đó phản ánh một cách tự nhiên và rõ ràng quá trình tách gộp, chuyển đổi hình thái và chuyển đổi sở hữu của gỗ trong suốt hành trình trên chuỗi cung ứng mà không khiến cho doanh nghiệp bị tăng thêm bất kỳ một thủ tục hành chính nào. Các biểu mẫu này đều theo đúng chuẩn của nhà nước, và có phần hướng dẫn sử dụng được in ở mặt sau, được viết bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất cho mọi người sử dụng.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho hay, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã vượt mốc 9 tỷ USD trong năm 2018. Hiện tình hình thế giới cũng đang có nhiều chuyển biến nghiêng về hướng tạo ra những tác động tích cực cho ngành gỗ. Việc cần làm hiện nay là làm sao để có nguồn nguyên liệu hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và EU vừa ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA – FLEGT). Do đó, Cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp chính là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tiếp cận nguồn gỗ hợp pháp từ rừng trồng trong nước, từ đó nâng cao cơ hội bán hàng vào thị trường quốc tế.

“Cơ sở dữ liệu nguồn gỗ hợp pháp Việt Nam và BasicDocs chính là sư khẳng định rằng, cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ cho việc thực hiện VPA- FLEGT” – ông Khanh nhấn mạnh.

Theo HAWA, HAWA DDS là dự án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gỗ chứng minh được nguồn gốc sản phẩm trong quá trình xuất hàng sang châu Âu. Cụ thể, dự án sẽ phân loại doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thành 2 nhóm. Nhóm 1: gồm các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn VPA và sẽ tiên phong cho xuất khẩu khi VPA FLEGT thực thi. Nhóm 2 là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cố gắng chứng minh nguồn gốc để được tham gia dự án này vào giai đoạn sau, cùng chung mục tiêu đạt chuẩn xuất khẩu sang châu Âu.

Thông qua HAWA DDS, HAWA phấn đấu sẽ giảm được tối thiểu từ 20 – 30% chi phí chứng nhận nguồn gốc hợp pháp của gỗ, cũng như giảm bớt 40-50% các thủ tục và tiêu chuẩn phức tạp mà người chủ rừng phải đáp ứng để giúp tăng hiệu quả lợi nhuận từ trồng rừng. Đồng thời, hệ thống HAWA DDS cũng sẽ là một môi trường giao thương thuận lợi giúp cho người chủ rừng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trên toàn quốc, thay vì chỉ phụ thuộc vào một số lượng nhất định các công ty thu mua gỗ như hiện nay.
 

Nguyễn Hiền

Theo Báo Hải quan


Các tin khác

HAWA CHÍNH THỨC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN VỀ GỖ HỢP PHÁP CHO CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI TÊN GỌI HAWA DDS STANDARDS 1.0

Ngày 22/6/2021 vừa qua, thay mặt Ban Chấp Hành HAWA, Chủ tịch Nguyễn Quốc Khanh đã chính thức ký Quyết định số: 11/CV-HAWA phê duyệt và ban hành Bộ Tiêu chuẩn HAWA DDS 1.0 (HAWA DDS Standards 1.0) bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 đối với nền tảng HAWA DDS và tất cả các doanh nghiệp thành viên của nền tảng này.
Rừng cây Teak phủ xanh những mảnh đất khô cằn ở Tây Nguyên

Trong chuyến đi khảo sát từ ngày 1.03 – 4.03.2021, BQL Dự án được tiếp cận với nguồn gỗ Teak Tây Nguyên. Giống như gỗ muồng, cây teak được người Pháp đem về và trồng ở xứ sở này. Trước đây, gỗ teak được trồng một cách tương đối tự phát bởi người dân để làm hàng rào quanh các đồn điền café, hoặc trồng dọc theo một số con đường làm bóng mát. Lên đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hàng gỗ teak mọc theo đường, với những thân cây “một người ôm không xuể”.
Khám phá nguồn gỗ Muồng đẹp và lâu năm tại Tây Nguyên.

Trong chuyến đi khảo sát tại tỉnh Đắk Lắk vừa qua, Ban quản lý dự án HAWA DDS đã tiếp cận với nguồn gỗ muồng được trồng rộng rãi ở địa phương với tuổi đời tương đối cao, đường kính thân cây từ 40cm trở lên.
Thêm một chủ rừng keo lá tràm gia nhập nền tảng HAWA DDS với trữ lượng gỗ hơn 200.000m3

Sau quá trình xem xét và xác minh các thông tin, bằng chứng về nguồn gốc rừng hợp pháp, vào ngày 28/01/2021, Ban quản lý (BQL) dự án chính thức chào đón chủ sở hữu 1.000 hecta rừng keo lá tràm 13 năm tuổi tại khu vực Tây Nguyên tham gia Nền tảng Giải trình & Truy xuất Nguồn gốc gỗ HAWA DDS. Theo tính toán, trữ lượng gỗ mà khu rừng này có thể cung cấp ra thị trường ước tính là 228.466 m3 và trong tình trạng sẵn sàng phục vụ các Doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt Nam.
Các Hiệp Hội Ngành Gỗ Mong Hệ Thống HAWA DDS Sớm Được Đưa Vào Ứng Dụng Rộng Rãi

Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA) sẽ liên kết với các Hiệp hội Chế biến Gỗ ở các tỉnh để giúp các doanh nghiệp sớm sử dụng được Nền tảng HAWA DDS vào việc giải trình & truy xuất nguồn gốc gỗ.
Công Ty Xuất khẩu Dăm Gỗ Lớn Nhất Việt Nam Hăng Hái Tham Gia Hệ Thống HAWA DDS

Vào ngày 16/11/2020, Ban Quản Lý Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS đã có buổi gặp gỡ với Ông Thang Văn Hóa- Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Hào Hưng- một công ty dẫn đầu trong xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất Việt Nam với hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.
HAWA sắp ra mắt Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS - phiên bản 1.0

Vào ngày 11/12/2020, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA) sẽ cho ra mắt Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS - phiên bản 1.0 để giúp các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam chứng minh đầy đủ tính hợp pháp của nguồn gốc các loại gỗ được sử dụng.
Cộng đồng Doanh nghiệp Cao su Chào đón và Gia nhập Hệ thống HAWA DDS

Trong ngày 11/11/2020 vừa qua, ông Đào Tiến Dũng - Trưởng ban Quản lý và Phát triển Dự án HAWA-DDS - đã có buổi giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin Hệ thống Giải trình và Truy xuất Nguồn gốc Gỗ HAWA đến đại diện nhiều doanh nghiệp ngành cao su và một số cơ quan nhà nước tại Hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) trong ngành cao su Việt Nam” được tổ chức bởi Hiệp hội Cao su Việt Nam.