090.250.7770

  • 41 – 45, Đường số 7, Khu đô thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • support@hawadds.com
Rừng cây Teak phủ xanh những mảnh đất khô cằn ở Tây Nguyên

Trong chuyến đi khảo sát từ ngày 1.03 – 4.03.2021, BQL Dự án được tiếp cận với nguồn gỗ Teak Tây Nguyên. Giống như gỗ muồng, cây teak được người Pháp đem về và trồng ở xứ sở này. Trước đây, gỗ teak được trồng một cách tương đối tự phát bởi người dân để làm hàng rào quanh các đồn điền café, hoặc trồng dọc theo một số con đường làm bóng mát. Lên đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hàng gỗ teak mọc theo đường, với những thân cây “một người ôm không xuể”.

     
Ảnh: Hàng gỗ teak ven đường, một hình ảnh khá phổ biến tại Đắk Lắk.

                                                               
 
Thân cây to hơn một vòng tay người trưởng thành
Chúng tôi đã liên hệ và gặp gỡ với một chủ rừng teak, ông là người xuất thân từ ngành lâm nghiệp và gắn bó với mảnh đất này hơn 30 năm nay. Ông Minh là người tiên phong đưa cây teak trở lại với Đắk Lắk  như một giải pháp hiệu quả để phủ xanh những mảnh đất khô cằn mà các loài cây công nghiệp: café, tiêu, điều không thể nào mọc được. Theo ông, không có một loài cây nào có khả năng chịu được cháy rừng tốt như cây teak. Không những vậy, nếu muốn gỗ teak có chất lượng cao thì một vài năm cần phải đốt lớp thực bì dưới tán rừng một lần, vì lửa cháy sẽ làm teak cứng hơn, và kích thích cây phát triển mạnh mẽ hơn. Trên mảnh đất cằn cỗi mà người dân tộc địa phương bỏ lại, ông Minh đã đầu tư tâm sức trồng 10 ha teak. Đến nay, sau hơn 25 năm, mảnh rừng ấy đã cho ra những cây có đường kính thân trung bình 30 cm, cao vút, và tỷ lệ lõi rất cao. 

      

 
Ảnh: Gỗ Teak được khai thác từ vườn nhà ông Minh
                                          

Ông Minh cũng chia sẻ một kinh nghiệm nông lâm nghiệp bền vững cho người dân, đó là nên trồng teak hoặc muồng xen với vườn tiêu hoặc café vì 2 cây này vừa cho bóng mát, vừa không tranh chấp không gian sinh trưởng, lại làm giàu cho đất. Nếu trồng xen với tiêu thì teak hay muồng đều trở thành trụ cột để tiêu leo lên, thay vì phải tốn tiền mua cọc như bây giờ. Người dân chỉ cần trồng cây teak hoặc muồng khoảng 2 năm trước khi trồng tiêu thì vườn cây sẽ giúp mang lại cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn, vì khi 2 cây này đủ 20 năm tuổi thì giá trị kinh tế của chúng đem lại rất lớn, và cũng có thể coi là một gia tài thừa kế mà thế hệ trước có thể để lại cho thế hệ sau.

Để giúp DN tiếp cận với nguồn gỗ teak này, chúng tôi đã mang về VP Dự án các mẫu gỗ, và sẵn sàng giúp những công ty nào có nhu cầu được kết nối trực tiếp với đầu mối thu mua. Nếu Quý DN quan tâm, vui lòng liên hệ Văn phòng BQL dự án HAWA DDS (hotline: 086.662.7710, Email: support@hawadds.com) để được chúng tôi hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết.

Mời Quý DN xem qua một vài hình ảnh từ chuyến đi khảo sát:


       




 

HAWA DDS là một Nền tảng tiêu chuẩn & Công nghệ thông tin phục vụ Giải trình và Truy xuất nguồn gốc gỗ được xây dựng từ nguồn tài trợ từ chương trình FAO – EU FLEGT, phát triển bởi Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA).
  • Tìm hiểu thêm về HAWA DDS hãy truy cập Website 
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook & Youtube để cập nhật các tin tức mới nhất về dự án.

 

 
 

Các tin khác

HAWA CHÍNH THỨC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN VỀ GỖ HỢP PHÁP CHO CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI TÊN GỌI HAWA DDS STANDARDS 1.0

Ngày 22/6/2021 vừa qua, thay mặt Ban Chấp Hành HAWA, Chủ tịch Nguyễn Quốc Khanh đã chính thức ký Quyết định số: 11/CV-HAWA phê duyệt và ban hành Bộ Tiêu chuẩn HAWA DDS 1.0 (HAWA DDS Standards 1.0) bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 đối với nền tảng HAWA DDS và tất cả các doanh nghiệp thành viên của nền tảng này.
Khám phá nguồn gỗ Muồng đẹp và lâu năm tại Tây Nguyên.

Trong chuyến đi khảo sát tại tỉnh Đắk Lắk vừa qua, Ban quản lý dự án HAWA DDS đã tiếp cận với nguồn gỗ muồng được trồng rộng rãi ở địa phương với tuổi đời tương đối cao, đường kính thân cây từ 40cm trở lên.
Thêm một chủ rừng keo lá tràm gia nhập nền tảng HAWA DDS với trữ lượng gỗ hơn 200.000m3

Sau quá trình xem xét và xác minh các thông tin, bằng chứng về nguồn gốc rừng hợp pháp, vào ngày 28/01/2021, Ban quản lý (BQL) dự án chính thức chào đón chủ sở hữu 1.000 hecta rừng keo lá tràm 13 năm tuổi tại khu vực Tây Nguyên tham gia Nền tảng Giải trình & Truy xuất Nguồn gốc gỗ HAWA DDS. Theo tính toán, trữ lượng gỗ mà khu rừng này có thể cung cấp ra thị trường ước tính là 228.466 m3 và trong tình trạng sẵn sàng phục vụ các Doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt Nam.
Các Hiệp Hội Ngành Gỗ Mong Hệ Thống HAWA DDS Sớm Được Đưa Vào Ứng Dụng Rộng Rãi

Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA) sẽ liên kết với các Hiệp hội Chế biến Gỗ ở các tỉnh để giúp các doanh nghiệp sớm sử dụng được Nền tảng HAWA DDS vào việc giải trình & truy xuất nguồn gốc gỗ.
Công Ty Xuất khẩu Dăm Gỗ Lớn Nhất Việt Nam Hăng Hái Tham Gia Hệ Thống HAWA DDS

Vào ngày 16/11/2020, Ban Quản Lý Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS đã có buổi gặp gỡ với Ông Thang Văn Hóa- Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Hào Hưng- một công ty dẫn đầu trong xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất Việt Nam với hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.
HAWA sắp ra mắt Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS - phiên bản 1.0

Vào ngày 11/12/2020, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. HCM (HAWA) sẽ cho ra mắt Nền Tảng Công Nghệ Thông Tin Hệ Thống Giải Trình & Truy Xuất Nguồn Gốc Gỗ HAWA DDS - phiên bản 1.0 để giúp các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam chứng minh đầy đủ tính hợp pháp của nguồn gốc các loại gỗ được sử dụng.
Cộng đồng Doanh nghiệp Cao su Chào đón và Gia nhập Hệ thống HAWA DDS

Trong ngày 11/11/2020 vừa qua, ông Đào Tiến Dũng - Trưởng ban Quản lý và Phát triển Dự án HAWA-DDS - đã có buổi giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin Hệ thống Giải trình và Truy xuất Nguồn gốc Gỗ HAWA đến đại diện nhiều doanh nghiệp ngành cao su và một số cơ quan nhà nước tại Hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) trong ngành cao su Việt Nam” được tổ chức bởi Hiệp hội Cao su Việt Nam.
PHÁT HIỆN MỚI: 80 ha rừng trồng có gỗ Tràm ACACIA 7 - 13 năm tuổi cách Tp.HCM 32 Km

Ngày 25/8/2020, Ban Quản lý Dự án HAWA DDS đã tiến hành khảo sát 80 ha rừng trồng hợp pháp tại Trạm Giống Lâm Nghiệp Bình Sơn của Công ty CP Giống Lâm Nghiệp vùng Nam Bộ thuộc xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cách Trung tâm TP. HCM khoảng 32 km. Tại đây trồng chủ yếu là Keo Lá Tràm, Keo Tai Tượng và Keo lai từ 7 -13 năm tuổi